Tài sản có được cầm cố bởi người mang nợ xấu?

Nợ xấu là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vậy cụ thể nợ xấu là gì? Tài sản có được cầm cố bởi người mang nợ xấu không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề nợ xấu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé?

Tìm hiểu về nợ xấu

Nợ xấu được hiểu đơn giản là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể nào trả được nợ khi đến kỳ hạn phải thanh toán như đã cam kết ở trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể nếu quá thời gian thanh toán trên 90 ngày sẽ bị coi là nợ xấu.

Nợ xấu là gì?

Phân loại các loại nợ xấu

Để có thể hiểu được rõ tài khoản có được cầm cố bởi người mang nợ xấu không? Thì ta cần phải nắm được nợ bao gồm những khoản nợ gì? Nợ xấu sẽ bao gồm 5 nhóm như sau: 

  • Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn: Ở loại này sẽ bao gồm 03 loại nợ khác nhau, trong đó loại phổ biến nhất là nợ trong hạn và nợ đã quá hạn dưới 10 ngày được cho là có khả năng thu hồi về đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn nhất.
  • Nhóm 2 Nợ cần chú ý: Sẽ bao gồm 03 loại khác nhau, và phổ biến trong 3 loại đó là nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu của kỳ vay.
  • Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn: Ở nhóm này sẽ gồm có 05 loại nợ khác nhau, trong đó loại nợ phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày và đã được gia hạn thêm lần trả nợ đầu.
  • Nhóm 4 Nợ nghi ngờ: Gồm có 06 loại khác nhau, trong đó loại phổ biến nhất là loại nợ quá kỳ hạn vay từ 181 – 360 ngày và đây là loại nợ đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 2.
  • Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn: Ở loại này sẽ có tất cả 08 loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là nợ đã quá hạn trên 360 ngày và nợ này đã được cơ cấu lại thời hạn lần thứ 3 trở lên.

Với những người thuộc nhóm nợ 1 và 2 thì vẫn sẽ được các công ty tài chính, ngân hàng hỗ trợ cho vay. Còn đối, với những khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 3, 4 và 5 thì hầu như đều sẽ bị ngân hàng và các công ty tài chính từ chối yêu cầu cho vay tiền.

Tác hại nợ xấu mang lại cho người vay

Tác hại của nợ xấu mang đến cho người vay

Khi bị nợ xấu sẽ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bị nợ mà còn gây ra những bất lợi không hề nhỏ đối với cả người thân của người bị mắc nợ xấu. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số tác của nợ xấu như sau:

  • Không thể được tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng: Hiện nay, tại một số ngân hàng hỗ trợ cho vay với những người mắc phải nhóm nợ tiêu chuẩn và nợ chú ý, tuy nhien khi rơi vào các nhóm nợ xấu từ 3 đến 5 thì các ngân hàng sẽ từ chối đơn đề nghị vay vốn của bạn.
  • Không được sử dụng thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng sẽ đôi lúc giúp ích cho bạn rất nhiều, nhưng khi bạn rơi vào một số trường hợp nợ xấu, thì ngân hàng sẽ không cho bạn chi tiêu qua thẻ tín dụng của ngân hàng nữa.
  • Nguy cơ sẽ bị mất toàn bộ tài sản khi vay thế chấp
  • Ảnh hưởng đến điểm xếp hạng của công dân: Tại một số quốc gia có hệ thống thông tin đồng nhất, vậy nên việc có lịch sử bị nợ xấu sẽ khiến bạn bị trừ điểm tín dụng trong hệ thống xếp hạng công dân.
  • Ngoài ra nợ xấu còn gây ra ảnh hưởng rất nhiều tới người thân, chả hạn như nếu người thân muốn mua trả góp mà có người thân bị nợ xấu thì sẽ bị từ chối và không được chấp nhận cho mua trả góp.

Người nợ xấu có được mang tài sản đi cầm cố không? 

Đối với vấn đề tài sản có được cầm cố bởi người mang nợ xấu không thì đây là một vấn đề mà nhiều người cảm thấy rất lo lắng. Bởi vì do đang bị rơi vào nợ xấu, nên sẽ không được các tổ chức tài chính cho vay, và buộc người đó cần phải mang đồ của mình để đi cầm cố để đổi lấy một khoản vay khác.

Với những thủ tục cầm đồ thì người cầm cố tài sản hợp pháp là đã có thể cầm được được đồ, và trong cầm đồ cũng không hề đề cập đến vấn đề tài chính của người cầm đồ.

Nhưng với những tài sản có được cầm cố bởi người mang nợ xấu không thì còn phải, xem tình trạng của người cầm cố tài sản nữa. Nếu ở tình trạng nợ xấu có thể thanh toán trước khi cầm đồ, thì có thể hoàn toàn cầm đồ được.

Vì vậy khi cầm đồ, cần phải lên kế hoạch cụ thể về những tài sản có thể cầm cố, và đưa ra những đánh giá về năng lực tài chính hiện tại của mình. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được những tài sản đã mang đi cầm cố mà không thể thanh toán được và buộc phải mang ra thanh lý.

Tốt nhất là cần chú ý về thời gian thanh toán, nếu như không thanh toán đúng kỳ hoàn, thì hãy liên lạc với bên cầm đồ để đưa ra những hướng giải quyết.

Khi mang nợ xấu và cầm cố tài sản cần làm gì? 

Nếu bạn đang gặp phải nợ xấu và không biết tài sản có được cầm cố bởi người mang nợ xấu không? Thì ở dưới đây sẽ là một vài chia sẻ hữu ích dành cho bạn.

Kiểm tra lại khoản nợ xấu 

Để có thể biết biết nợ xấu của cá nhân thì bạn hãy làm như sau: 

Đầu tiên hãy kiểm tra nợ xấu của mình trên trang CIC, đây là một trang thông tin chính xác và bảo mật an toàn. Sau đó bạn có thể kiểm tra những thông tin CMND của mình đến với trung tâm thông tin tín dụng quốc gia.

Đây là một những bước đầu tiên để bạn có thể kiểm tra nợ xấu của mình xác định các bước tiếp theo.

Kiểm tra những khoản nợ xấu mà mình đang mắc

Thanh toán khoản nợ 

Sau khi đã có thể kiểm tra được bản thân đang nợ ở nhóm mấy thì bắt đầu lên kế hoạch trả nợ. Sau đó hãy đến những chỗ bạn nợ và thanh toán hết những khoản nợ đã bị quá hạn. Như vậy, bạn đã có thể kiểm soát được tài chính của bạn, và hạn chế được những rủi ro mà có thể gặp phải.

Sau khi đã thanh toán nên giữ lại các chứng nhận để chứng minh được những khoản nợ xấu đã thanh toán. Sau đó hãy kiểm tra lại thông tin trên hệ thống CIC xem mình đã hết nợ xấu hay chưa. 

Thông thường những thông tin về nợ xấu của bạn sẽ được lưu trữ lại với khoản nợ của bạn. Nếu khoản nợ trên 10 triệu đồng thì thời gian lưu trữ sẽ là trong vòng 5 năm. Sau khi đã thanh toán xong giờ đây bạn sẽ không cần lo tài sản có được cầm cố bởi người mang nợ xấu không.

Kết luận 

Qua bài viết, chúng tôi đã giải thích với mọi người về vấn đề tài sản có được cầm cố bởi người mang nợ xấu. Dịch vụ cầm đồ xe ô tô 24h của chúng tôi hiện đang rất được nhiều người tin tưởng và cầm đồ. Vậy nên nếu bạn có như cầu thì có thể liên hệ với chúng tôi qua trang web: https://camxeoto24h.com/ hoặc gọi qua hotline 0906.323.792 để được hỗ trợ và tư vấn.