Thuê ô tô xong đem đi cầm cố ở tiệm cầm đồ bị tội gì?

Lừa đảo thuê ô tô đem cầm cố bị tội gì!

Ngày nay nhiều đối tượng lừa thường dùng chiêu trò thuê ô tô tự lái rồi đem “cấm xe” vào các tiệm cầm đồ. Các đối tượng này thường dùng các thủ thuật làm giấy tờ giả để qua mặt các chủ tiệm cầm đồ, đối với các tiệm cầm đồ non kinh nghiệm sẽ dễ rơi vào bẫy của các đối tượng này khiến tiền mất, tật mang.

Nếu tiếc của, chủ tiệm đem giấu xe chờ tìm cách lại cho người khác cũng sẽ lại bị phạm tội và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy đối tượng thuê xe tự lái rồi đem đi cầm cố sẽ bị tội gì? Bài viết này sẽ giải thích về vấn đề này cụ thể.

Những chiêu trò thuê xe tự lái rồi đem đi cấm ở tiệm cầm đồ của các đối tượng lừa đảo

Hiện nay rất nhiều đối tượng lừa đảo lợi dụng việc thuê các xe tự lái nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ xe rồi đem đi cầm cố ở các tiệm cầm đồ. Do đó, nghề cho thuê xe tự lái thường gặp nhiều rủi ro nếu cho người lạ thuê.

Những rủi ro bên cầm cố cần chú ý khi cầm ô tô tại tiệm cầm đồ

Thông thường thì các chủ xe thường bắt các đối tượng này nộp lại chứng minh và ký hợp đồng thuê, và không giao các giấy tờ xe liên quan. Khi có sự cố thì chỉ cần điện cho chủ xe để giải quyết. Tuy nhiên với công nghệ máy móc hiện đại, thì các đối tượng này sẽ sử dụng các chiêu trò làm giả giấy tờ xe, với tên và chứng minh của mình hoặc của người khác rồi nhờ đem vào các tiệm cầm đồ để thế chấp.

Nếu các chủ tiệm còn “non” kinh nghiệm, sẽ dễ dàng bị các đối tượng này qua mặt. Trình tự thủ đoạn của các đối tượng này có thể lượt qua như sau :

Bước 1: Thuê xe tự lái tại các dịch vụ cho thuê xe bằng giấy tờ thật hoặc giả.

Bước 2 : Làm giả giấy tờ xe, và các giấy tờ tùy thân.

Bước 3 : Đem xe đến các tiệm cầm đồ vay với số tiền tối đa có thể.

Bước 4 : nếu thành công, chúng sẽ cao chạy xa bay và thiệt hại để lại chủ xe và chủ tiệm cầm đồ tự giải quyết.

Do đó, các tiệm cầm đồ và chủ xe nên cẩn thận trước những đối tượng lừa đảo. Kiểm tra giấy tờ cụ thể xem có chính chủ hay không trước khi quyết định cho thuể hoặc nhận cầm xe ô tô.

Mang xe ô tô thuê tự lái rồi đem đi cầm cố sẽ bị tội gì?

Không phải tài sản cá nhân mà đem đi cầm cố/mua bán là đã vi phạm pháp luật. Vậy pháp luật Việt Nam quy định tội danh của các đối tượng này thế nào?

Luật quy định

dieu174 bo luat hinh su

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi năm 2017) có quy định như sau :

Tại Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có quy định như sau :

Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

 

– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

 

– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy, đối tượng vay, mượn, thuê ô tô của người khác mà đem đi cầm cố hoặc mua bán khi chưa được sử ủy quyền của chủ xe sẽ mang tội lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trong trường hợp này thì khi bị kết án, người này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm và bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tình tiết giảm nhẹ

Nếu đối tượng mới lần đầu thực hiện, số tiền lừa đảo chiếm đoạt ít và đã khắc phục hậu quả. Thì luật cũng có quy định theo các điều khoản sau để được giảm nhẹ tội đối với hành vi lừa đảo thuê xe tự lái rồi đem đi cầm cố hoặc mua bán như sau :

Tại Điều 46 có quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau :

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm.

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.

 

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.”

 

Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

 

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

 

3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Như vậy, các đối tượng lừa đảo lần đầu phạm tội, thì luật Việt Nam cũng có các tình tiết giảm nhẹ với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu bên chủ xe bải nại, và đã khắc phục hậu quả.

Tình tiết tăng nặng

Nếu đối tượng đã có tiền án, tiền sự, hoặc đang thi hành án, thì pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ mức tình tiết tăng nặng đối với hành vi thuê xe tự lái rồi đem đi cầm cố theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mức hình phạt tăng nặng.

Bộ luật hình sự cũng có ghi rõ các mục tại điều 174 và 175 có nội dung như sau :
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Do đó, với các đối tượng đã có tiền án, tiền sự, lừa đảo số tiền lớn hơn 500 triệu, hoặc có thủ đoạn tinh vi có tính chất nguy hiệm sẽ bị phạt từ lên đến 20 năm và chịu trách nhiệm bồi thường tất cả thiệt hại tài sản nếu có.

Nhận cầm ô tô thuê tự lái không chính chủ sẽ bị tội gì?

Các tội trên là dành cho đối tượng lừa đảo tự thuê xe rồi mang đi bán hoặc cầm cố ở tiệm cầm đồ. Vậy nếu chủ tiệm biết đây là tài sản phạm tội mà có thì chủ tiệm cầm đồ sẽ chịu tội gì?

Dù tài sản là ô tô, hoặc xe máy hoặc bất cứ tài sản nào mà không chính chủ chưa được ủy quyền mua bán thì khi nhận cầm các tài sản này, chủ tiệm cầm đồ sẽ chịu rất nhiều rủi ro, kể cả đi tù vì nhận cầm cố tài sản phạm tội mà có.

Luật quy định

Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 1 và Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC  hướng dẫn áp dụng quy định của bộ luật hình sự về tội chứa chấp, nhận cầm cố hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

 

“Chứa chấp tài sản là một trong các hành vi sau đây:

Cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che dấu, bảo quản tài sản đó” và “tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó.

 

Tài sản do người khác phạm tội mà có được xác định là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

 

Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có được xác định là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.”

Cũng theo Điều 323 Bộ Luật Hình sự sửa đổi 2015  quy định như sau:

Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

 

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

 

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, các đối tượng chủ tiệm biết đây là tài sản phạm tội mà có, vẫn cố tình nhận cầm thì có thể sẽ bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng và có thể bị phạt tù đến 15 năm nếu tình tiết tăng nặng.

Do đó, hầu hết các chủ tiệm cầm đồ có thể chịu thiệt hại về tài chính kể cả đi tù nếu nhận cầm nhầm tài sản là do lừa đảo mà có. Và chủ tiệm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu công an điều tra phát hiện bạn biết rõ tài sản này là xe tự lái, không phải chính chủ nhưng vẫn nhận cầm cố.

Tóm lại

Tất cả các tài sản ô tô thuê để tập lái mà đem đi bán hoặc cầm cố thì đều bị tội liên quan lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Và đối tượng này sẽ bị pháp luật Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự phạt tù và phạt tiền đến 20 năm nếu số tiền chiếm đoạt quá lớn.

Còn với đối tượng là chủ tiệm cầm đồ, nếu biết rõ tài sản do chiếm đoạt mà có, tài sản không chính chủ, mà vẫn nhận cầm cố thì cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do lừa đảo mà có.

Khuyến cáo của chúng tôi là bạn nên tìm hiểu kỹ đối tác thuê xe của mình, trước khi quyết định cho thuê xe hoặc với chủ tiệm cầm đồ thì nên kiểm tra kỹ thông tin xe chính chủ trước khi quyết định nhận cầm cố tài sản, dù đó là ô tô, xe máy hoặc bất cứ chiếc xe có giá trị nào.

Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn hiểu rõ hơn bạn có thể liên hệ dịch vụ cầm đồ ô tô 24h (camxeoto24h.com) để được hỗ trợ tư vấn. Chúng tôi nhận cầm cố tất cả các tài sản xe ô tô chính chủ. Gọi 0906.323.792 để được hỗ trợ.!

Nguồn Camxeoto24h.com

 

Bài viết liên quan :

Cầm xe máy lãi suất thấp tại TPHCM

Tiệm cầm đồ tại Tân Bình uy tín lãi suất thấp

Thủ tục cầm cố xe ô tô đơn giản, nhanh tại dịch vụ Cầm đồ xe ô tô 24H