Những rủi ro bên cầm cố cần chú ý khi cầm ô tô tại tiệm cầm đồ

Rủi ro khi cầm ô tô

Ô tô là tài sản có giá trị, do đó khi đem cầm cố ở tiệm cầm đồ và giao tài sản lại cho chủ tiệm cầm đồ quản lý sẽ có nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình bảo quản tài sản và lãi suất thực trả hàng tháng.

Cùng camxeoto24h.com điểm qua các rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi đem cầm cố tài sản tại tiệm cầm đồ “lạ” hoặc không uy tín qua bài viết sau :

Quy định pháp luật về việc cầm cố

Hoạt động giao dịch cầm đồ (cầm cố tài sản) là giao dịch thỏa thuận dân sự nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định theo Bộ luật Dân sự 2015. Theo nội dung đó, thì việc cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác quản lý (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) nhằm mục đích để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (thông thường là trả tiền vay nợ).

Theo hướng dẫn trong nội dung điều 315 Bộ luật Dân sự, thì việc cầm cố tài sản sẽ được chấm dứt trong trường hợp sau:

  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
  • Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  • Tài sản cầm cố đã được xử lý; hoặc theo thoả thuận của các bên.

Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng hoạt động cầm đồ giao dịch dân sự hiện nay không đơn giản, thậm chí có nhiều biến tướng, tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với bên cầm cố.

Do đó, đối với các loại tài sản có giá trị như ô tô, xe tải, xe bán tải v.v… bên cầm cố cần đọc rõ các nội dung trong hợp đồng về trách nhiệm của cả hai bên.

Tiềm ẩn lãi suất không minh bạch

Lãi suất luôn là phần đi kèm trong các hợp đồng cầm cố tài sản giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố. Với các loại tài sản lớn như ô tô việc đem đi cầm cố ở tiệm cầm đồ hiện nay mức lãi suất được tính theo hợp đồng < 03 tháng với mức lãi suất khoảng từ 3% – 4%/tháng.

Tuy nhiên, tại các tiệm cầm đồ không uy tín thì có thể mức lãi suất cầm cố thường cao hơn con số này rất nhiều, vượt nhiều lần mức quy định của pháp luật.

lãi suất minh bạch

Với loại tài sản cầm cố là ô tô 4 bánh trở lên thì mức rủi ro trượt giá cao nên, bên nhận cầm cố chỉ nhận trong thời gian ngắn và mức lãi suất cao để giảm bớt rủi ro. Nên khi bên cầm cố vay với lãi suất cao mà bên cầm cố không có khả năng trả gốc và lãi đúng hạn thì có thể bị bên nhận cầm cố dễ xử lý tài sản.

Theo thực tế, do quá cần tiền gấp hoặc do nợ xấu mà không thể vay ngân hàng hoặc bên cầm cố không muốn vay ngân hàng do thủ tục phức tạp, giải ngân chậm… nên vẫn có trường hợp chấp nhận lãi suất cao để được vay tiền nhanh, đáp ứng yêu cầu công việc ngay lúc cần thiết.

Bên cạnh đó, hiện nay có thêm việc là các tiệm cầm đồ còn tìm cách lách luật bằng việc thu luôn tiền lãi vay trước của khách nhưng vẫn ra hợp đồng yêu cầu bên cầm cố ký nhận đã nhận đủ số tiền vay và ghi lãi suất thấp hơn thực tế  nhằm tránh vi phạm pháp luật.

Khi có tranh chấp xảy ra, bên cầm cố rất khó chứng minh lãi suất thực giữa các bên là bao nhiêu, và thiệt hại luôn là bên đem tài sản là ô tô đi cầm.

Trách nhiệm bảo quản tài sản

Khi khách đem cầm cố tài sản có giá trị như ô tô, xe tải, xe du lịch v.v… chủ tiệm cầm đồ luôn yêu cầu khách hàng giao tại sản lại cho mình quản lý và cất giữ. Để tránh tình trạng khách đem cầm ở nhiều nơi, giảm bớt rủi ro cho bên nhận cầm cố.

Khi đã giao tài sản thì bên nhận cầm cố không được sử dụng tài sản cầm cố, chỉ có quyền bảo quản tài sản. Tuy nhiên, một số trường hợp bên nhận cầm cố vẫn tự ý sử dụng tài sản (xe máy, ô tô…) của khách và gây tai nạn, hư hỏng nghiêm trọng. Khi tranh chấp dân sự xảy ra sẽ rất phức tạp, bên thiệt thòi sẽ thường là bên cầm cố.

Trong vài trường hợp khác khi giao nhận tài sản, bên cầm cố không ghi biên bản hiện trạng tài sản chi tiết rõ ràng, sẽ dẫn đến không có căn cứ giải quyết khi tài sản bị hư hỏng, hủy hoại, mất mát.

Tranh chấp xảy ra

Nếu bên cầm cố không trả lãi và gốc đúng hạn theo quy định hợp đồng sẽ có thể bị bên nhận cầm cố gây áp lực, đe dọa sức khỏe, tính mạng, danh dự của người cầm cố hoặc người thân của họ.

Trong những trường hợp này, tài sản cầm cố là xe ô tô sẽ được chủ tiệm đem đi bán hoặc sang tên ngay cho một người khác (vì hầu hết trước khi cầm bên cầm cố đều phải ký giấy công chứng mua bán).

Khi bị gây áp lực trả nợ, nhiều trường hợp không trình báo cơ quan công an do lo sợ bản thân và cả người thân của họ. Lúc này chúng ta mới thấy được bản chất rõ của các tiệm cầm đồ luôn tiềm ẩn rủi ro từ các thế lực “ngầm” trong giới tài chính cầm đồ.

Do đó, việc tìm đến các tiệm cầm đồ có uy tín hoặc nếu không cần tiền gấp bạn có thể tìm đến ngân hàng luôn là lời khuyên của chúng tôi.

Bài viết liên quan :

Tiệm cầm đồ xe ô tô uy tín lãi suất thấp

Cầm xe ô tô đang trả góp ngân hàng tại đâu?

Thanh niên bị đâm chết ở tiệm cầm đồ