Cầm xe không chính chủ có được không, ở đâu nhận cầm?

cam xe khong chinh chu o dau?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về tình trạng pháp lý của một chiếc xe không chính chủ khi mang đi cầm cố ở tiệm cầm đồ. Các thông tin về luật pháp quy định khi nhận cầm xe không chính chủ, và người đem đi cầm sẽ bị tội gì?

Có thể bạn sẽ quan tâm >> Cầm xe không giấy tờ có được không và chỗ nào nhận cầm?

Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp các địa chỉ tiệm cầm đồ có nhận cầm xe không chính chủ (xe được ủy quyền hợp pháp) uy tín, lãi suất thấp hiện nay.

Xe không chính chủ có cầm được không?

Khi người đi vay mang xe máy, xe ô tô không chính chủ đi cầm cố ở tiệm cầm đồ hoặc công ty tài chính thì có 2 trường hợp xảy ra gồm :

Trường hợp xe gian, xe lừa đảo

Xe không chính chủ là xe gian hoặc xe lừa đảo mà có, Sau đó các đối tượng này làm giả hồ sơ xe (hoặc nói xe này chính chủ nhưng giấy tờ thì không phải mình đứng tên) để tiếp tục lừa đảo mang đi cầm cố ở các tiệm cầm đồ.

Trường hợp này, thì quy định cầm cố có ghi rõ tại Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về cầm cố tài sản: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.

Do đó nếu tài sản là xe không chính chủ (ở đây là xe gian, xe lừa đảo mà có) không thuộc quyền sở hữu của mình, thì bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào đều không có quyền mua/bán hay nhận cầm cố tài sản đó.

Trường hợp xe không chính chủ được ủy quyền

Với trường hợp xe không chính chủ nhưng có giấy ủy quyền hợp pháp từ chủ sở hữu, hoặc có giấy tờ mua bán sang tên hợp lệ có công chứng, thì trường hợp này các tiệm cầm đồ có thể chấp nhận cầm cố tài sản này.

Vì cũng theo quy định tại Điều 311 Bộ luật Dân sự năm 2015 tại mục 2 quy định nghĩa vụ của bên cầm cố:

“2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.”

Do đó, nếu giữa bên đi vay và bên nhận cầm cố có thông báo về tình hình pháp lý của tài sản, quyền sở hữu của bên thứ 3 (chủ sở hữu xe), có các giấy tờ chứng minh hợp lệ như : giấy mua bán sang tên có công chứng, giấy ủy quyền có công chứng v.v.. thì tiệm cầm đồ được phép nhận cầm tài sản này.

Đem xe không chính chủ đi cầm bị tội gì?

Nếu người đi vay mang xe không thuộc quyền sở hữu của mình như đã nói tại trường hợp là xe gian, xe lừa đảo mà có v.v… cố tình che giấu mang đi cầm cố ở tiệm cầm đồ, thì có thể sẽ chịu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (Bổ sung thêm trong Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017) như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

 

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

 

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Như vậy, người mang xe không chính chủ có thể bị phạt đến 100.000.000 triệu đồng, và bị tù chung thân nếu cố tình mang xe lừa đảo mà có đi cầm cố hoặc mua bán.

Nhận cầm xe không chính chủ có bị phạt không?

Còn đối với bên nhận cầm cố xe không chính chủ thì theo quy định tại điều 323, Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

 

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

 

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nếu chủ tiệm cầm đồ biết rõ đây là xe phạm tội mà có, nhưng vẫn chấp nhận cầm cố thì sẽ có thể bị tịch thu tài sản trả lại cho bị hại (chủ xe), và bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng, ngoài ra nếu có chủ đích có thể phạt tù đến 15 năm.

Cầm xe không chính chủ ở đâu lãi suất thấp?

Nếu tra kết quả từ khóa “cam xe khong chinh chu” trên google sẽ cho ra rất nhiều website như camxeoto24h.com, camdoxe***.com, F8*.vn, camdonha**.vn, v.v… liên quan đến nội dung này.

cam xe o to khong chinh chu lai suat thap
Dịch vụ cầm xe ô tô không chính chủ lãi suất thấp tại TPHCM – camxeoto24h.com

Có thể bạn sẽ quan tâm >> Cầm xe ô tô không chính chủ ở đâu lãi suất siêu thấp

Tuy nhiên như đã nói trên, thì nếu muốn mang xe máy, hoặc xe ô tô không chính chủ muốn cầm được lãi suất thấp và định giá cao thì xe đó phải có giấy tờ hợp lệ, xe rõ nguồn gốc.

Camxeoto24h.com Có nhận cầm xe không chính chủ?

Nếu muốn cầm xe máy, xe ô tô không chính chủ lãi suất thấp, định giá cao thì địa chỉ camxeoto24h.com bạn cũng có thể tham khảo. Vì chúng tôi có chấp nhận các loại xe không chính chủ nhưng có giấy ủy quyền hợp pháp từ chủ xe, hoặc xe có giấy tờ mua bán sang tên hợp lệ, xe có nguồn gốc rõ ràng.

cam xe may khong chinh chu - camxeoto24h.com
Dịch vụ cầm xe máy không chính chủ lãi suất thấp uy tín – camxeoto24h.com

Đặc biệt dịch vụ cầm xe của chúng tôi có hỗ trợ tận nơi, dành cho các khách hàng tại khu vực TPHCM. Chỉ cần gọi số Hotline : 0906.323.792 để được tư vấn ngay hôm nay.

Xe không chính chủ trường hợp nào được chấp nhận cầm cố?

Chúng tôi chấp nhận cầm cố các loại xe máy, xe ô tô không chính chủ thuộc các trường hợp sau :

  • Xe đứng tên công ty, xe cá nhân có giấy ủy quyền hợp pháp từ chủ xe.
  • Xe có giấy mua bán sang tên công chứng.
  • Xe chính chủ có nguồn gốc rõ ràng.

Nếu xe thuộc các trường hợp trên, vui lòng liên hệ chúng tôi ngay hôm nay. Chuyên viên của chúng tôi sẽ đến hỗ trợ tận nơi cho bạn trong vòng 30 phút nhận tiền.

Lãi suất khi cầm xe máy, xe ô tô không chính chủ?

Lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi khách muốn cầm xe ô tô. Bạn cần cân nhắc để quyết định nên cầm chiếc xe nào và số tiền gốc và lãi bạn trả hàng tháng là bao nhiêu.!

Loại xe Lãi suất áp dụng Thời hạn vay tối đa
Xe máy 3% tháng < 61 ngày
Xe ô tô 2.5% – 3% tháng < 06 tháng

Tại dịch vụ camxeoto24h.com của chúng tôi, lãi suất áp dụng đối với xe không chính chủ luôn tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Cầm xe máy lãi suất thấp tại TPHCM

Thủ tục cầm xe không chính chủ thế nào?

Khi muốn mang xe máy hoặc xe ô tô các loại không chính chủ đi cầm, thì người đi vay cần biết các thông tin và thủ tục cơ bản tại hầu hết tiệm cầm đồ đều cần như sau :

Cầm xe không chính chủ cần những giấy tờ gì?

Các giấy tờ cần thiết khi khách muốn cầm các loại tài sản là xe máy, hoặc xe ô tô không chính chủ bao gồm :

  • Cavet xe muốn cầm cố.
  • Giấy CMND/ Thẻ CCCD của người cầm cố và chủ xe.
  • Giấy ủy quyền từ chủ sở hữu xe hoặc các giấy tờ mua bán san tên có công chứng.

Quy trình nhận cầm xe không chính chủ tại tiệm cầm đồ

Không chỉ riêng camxeoto24h.com, hầu hết tiệm cầm đồ hoặc công ty tài chính đều làm theo quy trình các bước cơ bản sau khi nhận cầm ô tô, hoặc xe máy không chính chủ :

Bước 1 : Người đi vay nên liên hệ nhân viên tư vấn để chuẩn bị các giấy tờ cần thiết nêu trên.

Bước 2 : Lái xe và đem các giấy tờ cần thiết trên đến cửa hàng nhận cầm xe máy hoặc xe ô tô không chính chủ đã liên hệ.

Bước 3 : Nhân viên giám định sẽ đối chiếu kiểm định tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ và tình trạng xe.

Bước 4 : Thỏa thuận khoản vay, lập hợp đồng cầm cố.

Bước 5 : Niêm phong tài sản, lưu kho trước sự chứng kiến của khách hàng.

Bước 6 : Giải ngân khoản vay như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Bước 7 : Thông báo nhắc nợ đóng gốc lãi theo định kỳ.

Liên hệ tư vấn cầm xe không chính chủ Tại TPHCM?

Trong bài viết này đã nêu rõ về vấn đề cầm xe không chính chủ tại Việt Nam., Bất cứ tỉnh thành nào cũng có tiệm cầm đồ và họ sẽ có thể chấp nhận cầm xe không chính chủ nếu có giấy tờ rõ ràng.

cam xe may, xe o to khong chinh chu tai TPHCM
Dịch vụ cầm xe ô tô, xe máy không chính chủ lãi suất thấp tại TPHCM – camxeoto24h.com

Tại TPHCM, nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc cần tư vấn thêm về dịch vụ hỗ trợ cầm xe ô tô, hoặc xe máy không chính chủ với lãi suất thấp nhất hiện nay, bạn có thể liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới sau :

Địa chỉ : 408 Âu Cơ, P. 10, Q. Tân Bình, TPHCM.

Điện thoại : 0906.323.792

Website : https://camxeoto24h.com